Vào ngày 12/11 vừa qua, Quốc hội đã đồng ý thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,49 triệu đồng/tháng lên 1,6 triệu đồng/tháng.
Cục trưởng cho rằng lương giáo viên không giảm
Trao đổi về chính sách tiền lương của giáo viên, ông Hoàng Đức Minh, Cục trưởng Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định việc lo lắng về lương có thể giảm của giáo viên là không có căn cứ.
Cùng với đó, chính sách này còn căn cứ vào các văn bản sửa đổi, bổ sung như Nghị định số 14/2012, Nghị định số 17/2015, Nghị định số 117/2016.
Theo đó, mức lương cơ sở của cán bộ, công chức, viên chức, trong đó có giáo viên đều tăng hàng năm, chẳng hạn như mức lương cơ sở năm 2016 là 1.210.000 đồng/tháng, đến năm 2019 tăng lên mức 1.490.000 đồng/tháng.
Mức lương cơ sở năm 2020 tiếp tục được tăng lên cho đến khi áp dụng chính sách tiền lương mới vào năm 2021.
Trong thời gian từ tháng 7/2020 đến khi áp dụng chính sách tiền lương mới vào năm 2021, lương của giáo viên, kể cả với giáo viên ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn vẫn thực hiện theo các quy định của Chính phủ như đã nêu ở trên, trong đó có cả lộ trình tăng mức lương cơ sở, ông Minh cho biết.
Cục trưởng đúng nhưng lo lắng của giáo viên là có cơ sở
Không những thế phụ cấp thâm niên là phụ cấp dùng để đóng bảo hiểm xã hội, nếu mất phụ cấp thâm niên thì giáo viên những năm sắp về hưu, đóng bảo hiểm xã hội ít đi một ít nhưng nhận lương hưu cũng sẽ giảm (do những giáo viên sắp hưu thì bình quân lương tính lương hưu là bình quân 60 tháng cuối cùng của mức lương đóng bảo hiểm xã hội), đây cũng là thiệt thòi, tổng thu nhập giảm, lương hưu giảm.
Một lần nữa giáo viên rất mong có câu trả lời thỏa đáng nhất.
Lương mới được thực hiện từ năm 2021 không thấp hơn mức lương năm 2020, được tính theo lộ trình tăng lương cơ sở và được thực hiện theo các quy định của Chính phủ.
Chế độ tiền lương đối với công chức, viên chức ngành giáo dục được áp dụng từ năm 2021 là một chính sách đặc biệt quan trọng. Tiền lương phải thực sự là nguồn thu nhập chính, cơ bản đảm bảo đời sống nhà giáo và gia đình.
Hiện Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đã tham mưu lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng đề án “Xây dựng bảng lương theo vị trí việc làm, chức danh, chức vụ lãnh đạo và phụ cấp theo nghề đối với công chức, viên chức ngành giáo dục”. Đề án đó của Cục đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo chuyển sang Bộ Nội vụ.
Trong đề án mới này, lương của đối tượng giáo viên mới vào nghề được quan tâm để thu hút, khuyến khích các giáo viên trẻ, có năng lực tham gia công tác ngành giáo dục.
Trước kia lương của giáo viên được tính theo thâm niên, thâm niên càng cao thì lương càng cao, giáo viên mới vào nghề lương đã thấp, thâm niên cũng thấp nên tổng lương thấp. Đề án lương mới này chúng tôi quan tâm đến đội ngũ giáo viên trẻ.
Như vậy, khoảng cách giữa lương của giáo viên trẻ và giáo viên lâu năm trong ngành sẽ được rút ngắn hơn.
Giáo viên rất sợ kiểu “chơi chữ”, lương giáo viên không giảm nhưng lương thì không tính phụ cấp nên chỉ có giảm, bỏ phụ cấp chứ không phải giảm lương, nên lương tăng là một chuyện, tổng thu nhập có giảm do bỏ phụ cấp là một chuyện khác.